Quê hương xưa của người Chứt thuộc địa bàn huyện Bố Trạch và Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Vì nạn giặc giã, thuế khoá nặng nề nên họ phải chạy lên nương náu ở vùng núi, một số dần dần chuyển sâu vào vùng phía tây tỉnh Quảng Bình. Theo gia phả của một số dòng họ người Việt trong vùng thì các nhóm Rục, Sách cư trú tại vùng núi này ít nhất đã được trên 500 năm nay.
- Tên gọi khác: Rục, Sách, Arem, Mày, Mã Liềng, Tu Vang, Pa Leng, Xe Lang, Tơ Hung, Cha Cú, Tắc Cực, U Mo, Xá Lá Vàng
- Dân số: 7.513 (Theo số liệu thống kê năm 2019)
- Nhóm ngôn ngữ: Việt – Mường
- Nhóm địa phương: Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng.
- Địa bàn cư trú: Phần đông cư trú ở huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa (Quảng Bình), Hương Khê (Hà Tĩnh)
Ngày nay người Chứt thường nhận mình là họ Cao, họ Ðinh… Mỗi dòng họ đều có người tộc trưởng, có bàn thờ tổ tiên chung. Trong làng, tộc trưởng nào có uy tín lớn hơn thì được suy tôn làm trưởng làng.
Người Chứt gọi làng là Cà Vên. Mỗi làng thường chỉ có 5-10 gia đình của một dòng họ cư trú. Ðôi khi các gia đình trong một họ lại cư trú ở nhiều làng khác nhau. Ðứng đầu mỗi làng là Pừ Cà Vên. Sinh hoạt tập thể quan trọng nhất trong làng là vào những dịp lễ tết nông nghiệp.
Nguồn nội dung: Thông tin Chính Phủ, Cổng TTĐT Ủy Ban Dân tộc
Biên tập & Concept: Mai Nguyễn
Đồ họa: Diệu Tâm
Ảnh minh họa: Cổng TTĐT Ủy Ban Dân Tộc, baodantoc.vn, dantocmiennui.vn, thegioidisan.vn, Đài VOV, Đài VTC,…