Người Lự đã có mặt ở khu vực Xam Mứn (Ðiện Biên) ít nhất cũng trước thế kỷ XI – XII. Tại đây họ đã xây thành Xam Mứn (Tam Vạn) và khai khẩn nhiều ruộng đồng. Vào thế kỷ chiến tranh người Lự phải phân tán đi khắp nơi, một bộ phận nhỏ chạy lên sinh sống ở vùng núi Phong Thổ, Sìn Hồ. Ngày nay, người Lự sống tập trung chủ yếu ở Huyện Tam Đường và Sìn hồ, tỉnh Lai Châu.
- Tên tự gọi: Lừ, Thay, Thay Lừ
- Tên gọi khác: Phù Lừ, Nhuồn, Duồn
- Dân số: 6.757 (Theo số liệu thống kê năm 2019)
- Nhóm ngôn ngữ: Tày – Thái
- Nhóm địa phương: Lự Đen (Lự Đăm)
- Địa bàn cư trú: Sống tập trung ở Huyện Tam Đường và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

Dân tộc Lự có tiếng nói riêng tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng. Trong giao tiếp giữa các thành viên họ vẫn sử dụng ngôn ngữ truyền thống, ngoài ra còn sử dụng tiếng phổ thông (tiếng Việt) để giao tiếp với các cộng đồng khác. Bên cạnh đó, họ còn học và sử dụng một số tiếng của người Thái, Lào, Mông.

Nguồn nội dung: Thông tin Chính Phủ, Cổng TTĐT Ủy Ban Dân tộc
Biên tập & Concept: Mai Nguyễn
Đồ họa: Diệu Tâm
Ảnh minh họa: Cổng TTĐT Ủy Ban Dân Tộc, baodantoc.vn, dantocmiennui.vn, thegioidisan.vn, Đài VOV, Đài VTC,…