Giới thiệu sơ lược về DÂN TỘC NÙNG

Dân tộc Nùng hiện có hơn 1 triệu người, sống phân tán tại 63 tỉnh, thành phố, nhưng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh miền núi thuộc phía Bắc và Đông Bắc Bộ như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang… Dân tộc Nùng có truyền thống lịch sử phát triển lâu đời và hiện vẫn giữ được nhiều phong tục tập quán văn hoá độc đáo, làm giàu thêm bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam.

  • Tên tự gọi: Nồng
  • Dân số: 1.083.298 (Theo số liệu thống kê năm 2019)
  • Nhóm ngôn ngữ: Tày – Thái
  • Nhóm địa phương: Nùng Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín…
  • Địa bàn cư trú: Sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Tuyên Quang…

Dân tộc Nùng có kho tàng văn nghệ dân gian phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại. Văn học dân gian có các truyện thần thoại, truyện cổ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyện thơ. Người Nùng có làn điệu dân ca Sli và Cỏ Lảu, được nhiều người ưa thích. Người Nùng còn có hình thức nghệ thuật Then. Then là một hình thức dân ca, nhưng cũng là một hình thức nghi lễ tín ngưỡng. Khi hát Then có cả lời, nhạc, trang trí, biểu diễn. Nghệ thuật Then là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lễ hội nổi tiếng thu hút được nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau là hội “Lùng tùng” (còn có nghĩa là hội xuống đồng) được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm.

Nguồn nội dung: Thông tin Chính Phủ, Cổng TTĐT Ủy Ban Dân tộc

Biên tập & Concept: Mai Nguyễn

Đồ họa: Diệu Tâm

Ảnh minh họa: Cổng TTĐT Ủy Ban Dân Tộc, baodantoc.vn, dantocmiennui.vn, thegioidisan.vn, Đài VOV, Đài VTC,…

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *