Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (ngữ hệ Thái – Ka Ðai). Cư trú chủ yếu tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang
- Tên gọi khác: Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí
- Dân số: 1.845.492 (Theo số liệu thống kê năm 2019)
- Nhóm ngôn ngữ: Tày – Thái
- Nhóm địa phương: Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí
- Địa bàn cư trú: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang
Người Tày có một kho tàng văn nghệ dân gian phong phú về thể loại, đa dạng về hình thức. Đó là kho tàng truyện thần thoại, cổ tích, các làn điệu dân ca. Trong đó, nổi tiếng và tiêu biểu cho vốn văn nghệ Tày là: Lượn và Then. Làn điệu lượn được sử dụng nhiều trong hát giao duyên giữa nam nữ thanh niên trong các dịp gặp nhau ở chợ phiên, trong đám cưới, ngày hội xuân… Then là một hình thức dân ca, nhưng cũng là một hình thức nghi lễ tín ngưỡng. Khi hát then có cả lời, nhạc, trang trí, biểu diễn. Nghệ thuật Then là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nguồn nội dung: Thông tin Chính Phủ, Cổng TTĐT Ủy Ban Dân tộc
Biên tập & Concept: Mai Nguyễn
Đồ họa: Diệu Tâm
Ảnh minh họa: Cổng TTĐT Ủy Ban Dân Tộc, baodantoc.vn, dantocmiennui.vn, thegioidisan.vn, Đài VOV, Đài VTC,…