Giới thiệu sơ lược về DÂN TỘC BRU – VÂN KIỀU

Dân tộc Bru-Vân Kiều là một trong số những dân cư được coi là có nguồn gốc lâu đời nhất ở vùng Trường Sơn. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), gần gũi với Tiếng Tà Ôi, Cơ Tu. Chữ viết mới hình thành theo cách phiên âm bằng chữ cái Latinh. Giữa các nhóm có một số từ vựng không giống nhau.

  • Tên tự gọi: Bru
  • Dân số: 94.598 (Theo số liệu thống kê năm 2019)
  • Nhóm ngôn ngữ: Môn – Khmer
  • Nhóm địa phương: Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong
  • Địa bàn cư trú: Tập trung ở miền núi các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Người Bru-Vân Kiều yêu văn nghệ và có vốn văn nghệ cổ truyền quý báu. Nhạc cụ có nhiều loại: trống, thanh la, chiêng núm, kèn (amam, ta-riềm, Khơ-lúi, pi), đàn (achung, pơ-kua…). Ðồng bào có nhiều làn điệu dân ca khác nhau: chà chấp là lối vừa hát vừa kể rất phổ biến; “sim” là hình thức hát đối với nam nữ. Ca dao, tục ngữ, truyện cổ các loại của đồng bào rất phong phú.

Nguồn nội dung: Thông tin Chính Phủ, Cổng TTĐT Ủy Ban Dân tộc

Biên tập & Concept: Mai Nguyễn

Đồ họa: Diệu Tâm

Ảnh minh họa: Cổng TTĐT Ủy Ban Dân Tộc, baodantoc.vn, dantocmiennui.vn, thegioidisan.vn, Đài VOV, Đài VTC,…

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *