Người Cơ Tu cư trú lâu đời ở miền núi tây bắc tỉnh Quảng Nam, tây nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền khoảnh với địa bàn phân bố tộc Cơ Tu bên Lào. Họ thuộc số cư dân cư trú lâu đời ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên. Tiếng nói thuộc ngôn ngữ Môn – Khmer (ngữ hệ Nam Á), gần gũi với tiếng Tà Ôi, Bru – Vân Kiều. Chữ viết ra đời từ thời kỳ trước năm 1975, trên cơ sở dùng chữ La-tinh để phiên âm, nhưng nay ít người sử dụng.
- Tên tự gọi: Cơ Tu
- Tên gọi khác: Ca Tu, Ka Tu
- Dân số: 74.173 (Theo số liệu thống kê năm 2019)
- Nhóm ngôn ngữ: Môn – Khmer
- Địa bàn cư trú: Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế.

Người Cơ Tu có nhiều truyện cổ kể về sự tích, về xã hội con người, về sự phát sinh các dòng họ… Trong lễ hội thường trình diễn múa tập thể: nữ múa Dạ dạ, nam múa Ting tung. Nhạc cụ thường thấy là bộ chiêng 3 chiếc, cồng 1 chiếc, trống, sáo, đàn, nhị. Người Cơ Tu có những điệu hát riêng của mình.

Nguồn nội dung: Thông tin Chính Phủ, Cổng TTĐT Ủy Ban Dân tộc
Biên tập & Concept: Mai Nguyễn
Đồ họa: Diệu Tâm
Ảnh minh họa: Cổng TTĐT Ủy Ban Dân Tộc, baodantoc.vn, dantocmiennui.vn, thegioidisan.vn, Đài VOV, Đài VTC,…