Trước thế kỉ XII người Khmer và văn hoá của họ giữ vai trò chủ thể ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer. Họ sống ở đồng bằng sông Cửu Long, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam bộ và tụ cư trên 3 vùng môi sinh lớn: vùng đồng bằng nội địa, vùng phèn mặn ven biển, vùng đồi núi Tây nam giáp biên giới Cam Pu Chia.
- Tên tự gọi: Khmer
- Tên gọi khác: Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khmer K’rôm
- Dân số: 1.319.652 (Theo số liệu thống kê năm 2019)
- Nhóm ngôn ngữ: Môn – Khmer
- Địa bàn cư trú: Sống tập trung ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang.

Ðồng bào Khmer có các ngày lễ lớn là Chôn Chơ nam thơ mây (năm mới), lễ Phật đản, lễ Ðôn ta (xá tội vong nhân),
Oóc bom boóc (cúng trăng). Người Khmer có cả một kho tàng phong phú về truyện cổ như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười; có một nền sân khấu truyền thống như Dù kê, Dì kê; một nền âm nhạc vừa có nguồn gốc ấn Ðộ, vừa có nguồn gốc Ðông Nam á. Nghệ thuật và kiến trúc chùa tháp được coi là di sản đặc sắc nhất của văn hoá Khmer.

Nguồn nội dung: Thông tin Chính Phủ, Cổng TTĐT Ủy Ban Dân tộc
Biên tập & Concept: Mai Nguyễn
Đồ họa: Diệu Tâm
Ảnh minh họa: Cổng TTĐT Ủy Ban Dân Tộc, baodantoc.vn, dantocmiennui.vn, thegioidisan.vn, Đài VOV, Đài VTC,…