Giới thiệu sơ lược về DÂN TỘC KHƠ MÚ

Khơ Mú là một trong những cư dân đã cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc Việt Nam. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Người Khơ Mú sống tập trung nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Yên Bái…

  • Tên tự gọi: Kmụ, Kưm Mụ
  • Tên gọi khác: Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Măng Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh
  • Dân số: 90.612 (Theo số liệu thống kê năm 2019)
  • Nhóm ngôn ngữ: Môn – Khmer
  • Địa bàn cư trú: Sống tập trung ở Nghệ An, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Yên Bái

Dân tộc Khơ Mú có vốn truyền thống văn hóa lâu đời, cuộc sống tinh thần khá dồi dào. Làn điệu dân ca quen thuộc nhiều người ưa thích là Tơm. Làn điệu này mang đậm tính sử thi, trữ tình. Cách hát theo kiểu đối đáp. Người Khơ Mú thích xoè, múa, thổi các loại sáo, các bộ gõ bằng tre, nứa tự tạo, đặc biệt là thổi kèn môi.

Nguồn nội dung: Thông tin Chính Phủ, Cổng TTĐT Ủy Ban Dân tộc

Biên tập & Concept: Mai Nguyễn

Đồ họa: Diệu Tâm

Ảnh minh họa: Cổng TTĐT Ủy Ban Dân Tộc, baodantoc.vn, dantocmiennui.vn, thegioidisan.vn, Đài VOV, Đài VTC,…

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *