Giới thiệu sơ lược về DÂN TỘC MẠ

Người Mạ là cư dân sinh tụ lâu đời ở Tây Nguyên. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).

  • Tên tự gọi: Mạ
  • Tên gọi khác: Châu Mạ, Chô Mạ, Chê Mạ
  • Dân số: 50.322 (Theo số liệu thống kê năm 2019)
  • Nhóm ngôn ngữ: Môn – Khmer
  • Nhóm địa phương: Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung
  • Địa bàn cư trú: Sống tập trung ở Lâm Ðồng

Kho tàng văn học dân gian Mạ gồm nhiều truyện cổ, truyền thuyết, huyền thoại độc đáo và những bài dân ca trữ tình gọi là “tam bớt”. Nhạc cụ truyền thống là bộ chiêng đồng 6 chiếc không núm. Khi hoà tấu có trống bịt da trâu đánh giáo đầu, giữ nhịp và đổ hồi trước khi kết thúc. Con trai Mạ thường thổi khèn bầu, sáo trúc, tù và bằng sừng trâu.

Nguồn nội dung: Thông tin Chính Phủ, Cổng TTĐT Ủy Ban Dân tộc

Biên tập & Concept: Mai Nguyễn

Đồ họa: Diệu Tâm

Ảnh minh họa: Cổng TTĐT Ủy Ban Dân Tộc, baodantoc.vn, dantocmiennui.vn, thegioidisan.vn, Đài VOV, Đài VTC,…

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *